Nguyên lý và tư duy trong thiết kế đồ hoạ

nguyên lý và tư duy trong thiết kế đồ hoạ

Sau khi học xong khoá học về nguyên lý và tư duy trong thiết kế đồ hoạ này, bạn sẽ nắm vững được các kỹ năng sau:

Lợi ích khi bạn hiểu rõ được những quy luật này

  • Giúp bạn có một tổng thể thiết kế hài hoà và chuẩn hơn.
  • Bạn sẽ biết cách sử dụng màu phù hợp, bắt mắt hơn.
  • Giúp bạn chọn những fonts chữ và cách layout chữ được ấn tượng, cảm xúc hơn.

Nội dung bài học

Đây là chương đầu tiên mà bạn sẽ được làm quen với những thành phần cơ bản trong thiết kế đồ hoạ. Đây cũng là nền tảng cho các lý thuyết về thẩm mỹ.

Bài 1: Kiến thức căn bản về thiết kế đồ hoạ

Ở chương này này sẽ giúp các bạn hiểu rõ về bố cục của một thiết kế. Nó được xem như là một khung xương của một bản vẽ, giúp cho thiết kế của bạn không bị lộn xộn.

Bài 2: Hiểu về bố cục trong thiết kế đồ hoạ

Bài 3: Top 5 bố cục trong thiết kế đồ hoạ được sử dụng nhiều

Bài 4: Cách sử dụng đường căn để tối ưu hoá bố cục trong thiết kế đồ hoạ

Bài 5: Cách sử dụng lưới (grid) để biến thiết kế thông thường trở nên chuyên nghiệp hơn

Bài 6: Khoảng trắng đắt giá – Khám phá vai trò quan trọng của không gian âm trong thiết kế đồ hoạ

Bài 7: Phân cấp thị giác – Bí quyết đưa người xem đến đúng thông điệp trong thiết kế

Bài 8: Đường dẫn thị giác là gì? – Cách điều khiển ánh mắt để tăng hiệu quả của thiết kế

Có lẽ màu sắc đối với mỗi chúng ta thì không xa lạ và khó khăn gì khi tiếp xúc. Tuy nhiên, để phối màu tạo được ấn tượng tốt cho người xem, hay cách phối màu để đúng với ý đồ, thông điệp của bạn, thì không phải ai cũng có thể làm được. Ở chương này, bạn sẽ được học về các nguyên tắc trong phối màu được nhiều Nhà thiết kế tin dùng.

Bài 9: Các hệ màu trong thiết kế đồ hoạ được sử dụng nhiều nhất

Bài 10: Màu sắc hoạt động như thế nào?

Bài 11: Hướng dẫn phối màu hiệu quả trong Thiết kế Đồ hoạ

Nếu bạn từng có kinh nghiệp để chọn 1 loại font phù hợp với bài viết, hay thiết kế của bạn, thì mình tin chắc rằng đó không phải là điều dễ dàng gì. Font chữ không chỉ là chọn và đặt lên thiết kế là đủ, mà có còn truyền đạt được năng lượng, cảm xúc cho người xem.

Bài 12: Kiểu chữ và font chữ và font chữ trong thiết kế đồ hoạ

Bài 13: Typography trong thiết kế đồ họa – Sự kết hợp hoàn hảo giữa kiểu chữ và thông điệp

Kể cả những là những designer chuyên nghiệp thì chắc hẳn ai cũng phải ngao ngán trong việc chọn được 1 hình ảnh không chỉ đúng về thần thái, văn hoá, và không trùng lặp. Ở chương này, mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu các phương pháp để cho ra một hình ảnh nhanh và đúng với thông điệp nhất.

Bài 14: Hình minh hoạ trong thiết kế đồ hoạ

Các câu hỏi thường gặp

Cái này tuỳ vào nhu cầu và định hướng của các bạn nhé. Nếu bạn đang là học sinh nhưng muốn định hướng là theo hẳn ngành này, và xác định đó là nghề kiếm cơm chính ở tương lai thì nên theo học các trường đại học.

 

Còn nếu các bạn xem nó là công cụ để phục vụ cho công việc, học tập. Cũng như là học thêm kỹ năng để làm việc hiệu quả và nhanh chóng tạo được ấn tượng tốt với mọi người, hay muốn thăng chức thì có thể học online là được rồi. 

 

Việc tự học sẽ mất khá nhiều thời gian nếu như không có phương pháp và người hướng dẫn, nên các bạn có thể đọc blog của mình để hiểu và nên biết bắt đầu từ đâu nha.

 

Bạn có thể tham khảo lộ trình việc học online mà mình có hướng dẫn ở đây:

TÌM HIỂM THÊM

Không nhất thiết nhé các bạn.

Tuy nhiên nếu biết vẽ là một lợi thế vô cùng lớn, và đó là tiền đề để bạn nhanh chóng trở thành (Art Director – Giám đốc Mỹ thuật). Nhiều bạn nói vẽ nó liên quan đến năng khiếu, nhưng mà 98% là luyện tập để thành tài. Với lại nếu bạn vẽ đẹp vô cùng tận thì bạn nên trở thành Hoạ sĩ. Còn trong thiết kế đồ hoạ thì bạn chỉ cần dùng lại ở việc vẽ phác thảo (sketching) là đủ.

 

Thứ nhất: việc vẽ  phác thảo sẽ giúp bạn suy nghĩ được nhiều ý tưởng (idea) hơn.

Thứ hai: việc sử dụng máy móc làm đồ hoạ thì nó sẽ mất thời gian và phức tạp hơn việc vẽ. Nên đa số những bạn thiết kế đồ hoạ chuyên nghiệp đều chọn vẽ phác thảo trước để cho sếp/khách hàng hiểu được tổng thể, ý tưởng. Sau đó mới lên đồ hoạ.

Sách mà Graphic Designer nên sở hữu

Những quyển sách được mình chọn đọc khi mới bắt đầu, đây là những đầu sách thiên về tư duy và xu hướng, đảm bảo khi đọc xong bạn sẽ lên một tầm hiểu biết mới về thế giới đồ hoạ.

Sách thiết kế đồ hoạ

Read This if You Want to Take Great Photographs

Nói về bố cục trong hình ảnh thì không thể nào không nhắc đến các quy tắc bố cục trong nhiếp ảnh. Bạn có hoàn toàn có thể áp dụng các bố cục đó không chỉ vào thiết kế đồ hoạ của bạn, mà còn trong bất kỳ một hình ảnh, không gian, …

 

Và đây là quyển sách đầu tiên mình muốn giới thiệu đến các bạn, sách được viết bằng tiếng Anh. Bạn nào muốn rèn luyện thêm tiếng Anh thì có thể chọn mua sách này, hoặc nếu không biết tiếng Anh thì nhìn hình thôi cũng đủ hiểu. Vì sách có rất nhiều hình ảnh minh hoạ trong đó.​