mau-sac-hoat-dong-nhu-the-nao

Bài 9: Màu sắc hoạt động như thế nào?

Bạn có biết, ngay cả một Designer nhiều năm kinh nghiệm, họ vẫn cảm thấy khó khăn trong việc phối màu để cho ra cho một bức tranh hay một bức hình có được sự hài hoà của tổng thể.

Khi học xong bài này, các bạn sẽ biết được những nguyên tắc hoạt động của màu sắc, và trở thành những chuyên gia về màu digital:

Wheel Color – Vũ khí của Designer

Nếu như Na Tra có bánh xe Phong Hoả Luân, thì Designer chúng ta sẽ có bánh xe Màu sắc – Một trong những thứ vũ khí lợi hại được sử dụng để mê hoặc khách hàng.

Phối màu trong thiết kế đồ hoạ

Từ những năm 1700, Color Wheel đã được rất rất nhiều artist sử dụng, đây là một trong những sơ đồ có thể giúp họ tạo được nhiều cách phối màu khác nhau để trông bắt mắt, ấn tượng hơn.

3 màu cơ bản của bánh xe màu sắc

Hướng dẫn phối màu trong thiết kế đồ hoạ

Những màu này được gọi là màu sơ cấp, vì nếu không có chúng thì các màu sắc khác không tồn tại. Nó là những màu duy nhất mà không thể dùng màu khác kết hợp để tạo ra được nó. Và nó cũng là 3 màu khởi đầu, để phối hoặc tạo ra những màu sắc khác. Khi 2 màu cơ bản phối hợp với nhau nó sẽ tạo ra những màu thứ cấp.

Màu thứ cấp

Phối màu trong thiết kế đồ hoạ

Khi sử dụng 2 màu sơ cấp phối lại với nhau sẽ tạo ra màu thứ cấp (secondary color).

Điều này hầu như chúng ta đã được học ở cấp 1 ở bộ môn Mỹ thuật. Khi cho một lượng màu vàng và một lượng màu đỏ bằng nhau phối lại với nhau thì sẽ cho ra màu cam. Hay màu vàng và màu xanh lam thì sẽ cho ra màu xanh lá cây, hay xanh lam với màu đỏ thì cho ra màu tím. Như vậy, chúng ta sẽ có 3 màu thứ cấp: cam, xanh lá, tím.

Màu cấp 3

Khi bạn trộn màu chính với màu phụ, bạn sẽ có được màu cấp ba. Theo cách phối này, thì sẽ có 6 màu cấp 3: xanh lam, xanh lục, vàng cam, cam đỏ, đỏ tím, tím xanh.

Sau quá trình, từ 3 màu cơ bản, rồi đến lúc phối các màu lại với nhau, từ đó hình thành nên bánh xe Màu sắc (Color Wheel) có tổng cộng 12 màu. Ngoài tên gọi là bánh xa màu sắc thì nó còn được gọi là vòng tròn thuần sắc, bạn có thể bắt gặp vòng tròn thuần sắc này ở những chiếc cầu vòng sau những trận mưa rào.

Phối màu trong thiết kế đồ hoạ

Các giá trị của màu sắc và cách chúng hoạt động

Bất kể lúc nào bạn tưởng tượng ra trước một hình ảnh, hay một bức tranh cần làm, thì nó xoay quanh duy nhất chỉ 3 giá trị sau: Hue, Saturation và Value – 3 giá trị này các bạn sẽ gặp và sử dụng rất nhiều trong phần mềm thiết kế đồ hoạ Adobe Photoshop.

Nhiều khi, bạn sketch bằng chì xong, nó rất đẹp. Đến lúc lên màu, bạn lại thấy nó không hài hoà, thậm chí là xấu, thì chỉ cần điều chỉnh 1 hoặc 2 giá trị này, thậm chí là cả 3 giá trị, để tương xứng với đặc điểm còn lại.

Và bây giờ, chúng ta cùng đơn giản hoá toàn bộ ý tưởng về màu sắc thành 3 phần:

Giá trị Hue

Nôm na hiểu đơn giản thì Hue = Color, nó cũng là một cách dịch khác qua tiếng Việt có nghĩa là màu sắc.

Trong hội họa, thiết kế, màu sắc là một sắc tố thuần khiết – không thêm trắng (tint) hoặc pha đen (Shade). Các màu trắng, xám, đen không được gọi là Huế

Giá trị Saturation

Saturation, hay tiếng Việt gọi là độ bão hoà của màu sắc. Giá trị Saturation này còn được chia ra 3 giá trị nhỏ khác: tint, tone, shade.

Tint, tức là lấy Hue pha với màu trắng, lúc màu màu sẽ sáng hơn.

Tone, tức là lấy Hue pha với xám, lúc này màu sẽ sỉn hơn.

Còn shade, tức là lấy Hue pha với màu đen.

Phối màu trong thiết kế đồ hoạ

Giá trị Value

Và cuối cùng, cũng cực kỳ quan trọng chính là giá trị sáng tối của màu sắc. Nói một cách đơn giản thì màu sắc và độ bão hoà sẽ không tồn tại nếu như thiếu đi độ sáng tối (value). Hãy nhìn vào 2 hình bên cạnh để thấy sự khác biệt khi màu sắc thiếu đi value bạn nhé.

Phối màu trong thiết kế đồ hoạ

Trên đây là 3 giá trị màu trong một thiết kế. Để cho ra một bức tranh, hay một hình ảnh có màu sắc hài hoà, thì bạn cần luyện tập nhiều cho việc chọn cũng như phối màu.

Đọc thêm:

Bài 1: Kiến thức căn bản về thiết kế đồ hoạ

Bài 2: Các hệ màu trong thiết kế đồ hoạ được sử dụng nhiều nhất

Bài 4: Hướng dẫn phối màu hiệu quả trong thiết kế đồ hoạ – Đón đọc

Bài 5: Đón đọc

Bài 6: Đón đọc

No Comments

Post A Comment