Kiến thức căn bản về thiế kế đồ hoạ

Bài 1: Kiến thức căn bản về Thiết kế Đồ hoạ

Thiết kế đồ hoạ là gì?

Có rất nhiều góc nhìn để nói về thiết kế đố hoạ:

Góc nhìn là giáo viên: là một ngành học liên quan nhiều đến mỹ thuật làm việc trên các phần mềm đồ hoạ. Ngành học đào tạo sinh viên kỹ năng sử dụng bố cục, màu sắc, fonts,… để tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng trên các nền tảng: in ấn, digital, …

Góc nhìn là những người làm nghề: là quá trình tạo ra những sản phẩm thiết kế đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bằng cách sử dụng các công cụ đồ hoạ kết hợp với kiến thức về mỹ thuật. 

Góc nhìn của phụ huynh: “À là làm mấy cái ảnh treo trên nóc nhà đó hả”. Tới đây là tui dạ cho qua chuyện chứ không biết nên bắt đầu giải thích từ đâu.

Và để bắt đầu trở thành những người tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng đó (còn gọi là Graphic Designer), bạn sẽ cần thu lượm rất nhiều kiến thức. Tất nhiên, để có thể tự học học một cách hiệu quả, thì quả là một điều rất khó khăn, khi chưa thể biết nên bắt đầu từ đâu? Học những cái gì, và lộ trình học sẽ như thế nào.

Hãy yên tâm, ở trong bài học này, mình sẽ cung cấp cho các bạn các kiến thức cơ bản về thiết kế đồ hoạ, để bạn có thể nắm một cách đầy đủ nhất. Và bây giờ cùng mình đi tìm hiểu những khái niệm cơ bản nhất nhé.

Các khái niệm cơ bản có trong bài học:

      1. Điểm ảnh (Pixel)
      2. Kích thước ảnh (Dimension)
      3. Độ phân giải (Resolution)
      4. Layer

Điểm ảnh (Pixel) là gì?

nguyen-ly-thiet-ke-do-hoa

Điểm ảnh (Pixel) là một phần tử nhỏ nhất của một hình ảnh hiển thị trên màn hình các nền tảng Digital (laptop, điện thoại, tivi,…), nó chỉ có 1 màu duy nhất.  Và có thể dùng nó để làm đơn vị đo cho một hình ảnh digital (đơn vị: px). Ví dụ, lâu lâu bạn sẽ gặp khách hàng nhờ làm 1 cái avatar Facebook có kích thước là 1000x1000px.

Như hình minh hoạ thì bạn sẽ thấy, các ô vuông màu xanh lá cây, đang là các điểm ảnh nhỏ nhất khi bức ảnh đó được phóng to ra. Và thường thì chúng ta gọi tình huống này là một hình ảnh kém chất lượng, bị bể hình. Vậy để tránh việc hình ảnh bị bể, kém chất lượng thì bạn tên tăng số điểm ảnh (Pixel) lên.

Kích thước ảnh (Dimension)

Kích thước hình ảnh (Dimension) – Cách gọi thân thuộc nhất là size. Và kích thước hình ảnh được cấu tạo bởi rất nhiều điểm ảnh (Pixel) theo chiều ngang (width) và chiều cao (height). Ví dụ: Ở poster có kích thước là 1500x769px, có nghĩa là avatar này đang có chiều ngang là 1000 điểm ảnh và chiều cao cũng là 1000 điểm ảnh.

Các nguyên lý cơ bản trong thiết kế đồ hoạ

Độ phân giải ảnh (Resolution)

Độ phân giải ảnh (Resolution – đơn vị: phi) dùng để đo lường độ sắc nét của một hình ảnh trên nhiều công cụ digital như: tivi, mà hình máy tính, điện thoại,…

Độ phân giải càng cao thì hình anh sẽ càng sắc nét hơn. Thông thường, độ phân giải của hình ảnh đăng website là 72ppi, độ phân giải của iPhone 15 tiêu chuẩn là 460ppi.

Lưu ý: độ phân giải ảnh còn có cách gọi khác là mật độ điểm ảnh, nó có đơn vị đo trên digital là ppi, nhưng trên in ấn thì sẽ là dpi. Các bạn nên phân biệt 2 đơn vị này để tránh nhầm lần nhé, mình thấy nhiều người hay bị lỗi này.

Dưới đây là 1 ví dụ minh hoạ về độ phân giải ảnh, hình ở trên là 72ppi và ở dưới là 10ppi. Các bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt.

Các nguyên lý cơ bản trong thiết kế đồ hoạ

Layer trong thiết kế đồ hoạ

Layer là một khái niệm mới, nhưng không kém phần quan trọng trong quá trình học. Và đến những bài sau khi đi sâu vào công cụ, các bạn sẽ phải sử dụng layer rất nhiều.

Ở hình dưới, các bạn sẽ thấy nó được tạo thành từ 5 layers chồng lên nhau. Và thiết kế đồ hoạ, bạn sẽ dùng rất nhiều layers để hoàn thiện sản phẩm. Do đó, một điều lưu ý với bạn, cần phải biết cách quản lý các layer một cách hiệu quả bằng việc đặt tên và phân loại chúng như việc bạn quản lý các folder trên laptop. 

Việc quản lý layers sẽ giúp các bạn thao tác nhanh hơn. Tìm kiếm layer nhanh hơn. Có những dự án bạn sẽ quản lý tới hàng trăm layers, do đó, việc đặt tên và phân loại rất quan trọng. Mình thấy có nhiều bạn làm nghề vài năm rồi nhưng thường bỏ qua bước này.

Layer trong thiết kế đồ hoạ

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu qua một vài khái niệm cơ bản liên quan đến phần kỹ thuật trong thiết kế đồ hoạ. Ban đầu khi mới học, bạn sẽ gặp khó khăn về việc khó nhớ những chi tiết này, và sẽ có mong muốn là ngay lập tức học liền các khoá học liên quan đến công cụ để thực hành. Nhưng không sao, cứ mỗi ngày một chút, khoảng 3 tháng thôi bạn sẽ có 1 hũ kiến thức thật dồi dào.

Hoặc nếu bạn muốn học song song với việc học công cụ thì bạn có thể đọc thêm bài lộ trình học Thiế kế Đồ hoạ của mình nhé.

Đọc tiếp:

Bài 2: Các hệ màu trong thiết kế đồ hoạ được sử dụng nhiều nhất.

Bài 3: Màu sắc hoạt động như thế nào?

Bài 4: Hướng dẫn phối màu hiệu quả trong thiết kế đồ hoạ

Bài 5: Đón đọc

Bài 6: Đón đọc

No Comments

Post A Comment