Các bước xây dựng tài sản thương hiệu (Brand Equity)

Các bạn có từng ra nhà thuốc và mua 1 loại thuốc, hoặc thực phẩm chức năng mà bạn hay uống. Nhưng sau đó, cô dược sĩ nói loại thuốc đã hết, tuy nhiên có một sản phẩm khác được sản xuất với công thức giống như sản phẩm kia. Nhưng cuối cùng bạn vẫn quyết định qua cửa hàng khác, và mua sản phẩm trước đó vì đã quen sử dụng thương hiệu cũ hay chưa? Mình thì luôn như vậy.

Việc xây dựng uy tín, tài sản thương hiệu (Brand Equity) vô cùng quan trọng trong hành vi tiêu dùng của khách hàng. Thúc đẩy chuyển đổi, giảm chi phí MKT trong tương lai và cải thiện chỉ số ROI.

Vậy, cùng mình tìm hiểu các bước xây dựng tài sản thương hiệu (Brand Equity) như sau:

 

1.        Xây dựng tốt phần nhận biết thương hiệu (Brand Awareness).

Bạn cần nhất quán tổng thể về nhận diện thương hiệu trên các nền tảng kinh doanh, để khách hàng có thể dễ dàng làm quen, thích nghi và nhanh chóng nhận biết thương hiệu của bạn. Có một số cách bạn có thể làm như sau:

·      Sử dụng đồng nhất về thương hiệu như: logo, hình ảnh, fonts,…

·      Tăng trải nghiệm khách hàng ở khâu dịch vụ, chăm sóc ở toàn bộ hành trình mua hàng.

·      Kể một câu chuyện cảm động hoặc một câu chuyện truyền cảm hứng phía sau thương hiệu.

·      Tăng mức độ nhận biết của người tiêu dùng (TOP, Brand recall, hoặc ít nhất cũng là Brand recognization)

·      Cung cấp những giá trị cho khách hàng: giá trị từ sản phẩm, hay giá trị cộng thêm,…

·      Giữ liên hệ với khách hàng: tin nhắn, email, newsletters,…

·      Sử dụng nhiều nền tảng để chia sẻ thông tin: báo chí, mạng xã hội,…

·      Hay đơn gian là cùng nhau truyền miệng.

 

2.        Truyền đạt được giá trị, ý nghĩa và mức độ cảm nhận về thương hiệu (Perceived Quality).

Cần khai thác tối ưu các tính năng, đặc điểm, chức năng về sản phẩm của bạn, mang lại cho khách hàng những giá trị vượt trội, có tính cạnh tranh. Hơn nữa, nó không chỉ dừng lại ở việc các chức năng vật lý, mà cần đưa sản phẩm vào đúng nhu cầu xã hội, cảm xúc và tâm lý của khách hàng.

 

Ví dụ: Sản phẩm iPhone được nhãn hàng nghiên cứu và phát triển dựa trên nhu cầu sử dụng của khách hàng. Sản phẩm có những công nghệ được cải tiến qua từng năm. Phù hợp với những người tiêu dùng thích những sản phẩm công nghệ vượt trội. Đồng thời, khi sử dụng iPhone, khách hàng sẽ có được cảm xúc tâm lý ở một vị thế khác ngoài xã hội.

 

3.        Thúc đẩy cảm xúc và những đánh giá tích cực từ khách hàng.

Cần mang đến cho khách hàng các tính chất về mức độ tin cậy, năng lực, chất lượng, đáp ứng đúng nhu cầu và tính ưu việt của sản phẩm một cách trọn vẹn. Đồng thời, cần có quá trình chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình. Mang đến cho họ những trải nghiệm hài lòng về cả sản phẩm và dịch vụ. Thúc đẩy cảm xúc trong họ để nhận về những đánh giá tích cực từ khách hàng. Những đánh giá này cũng chính là tài sản vô hình, làm tăng khả năng chuyển đổi cho những khách hàng đang trong gia đoạn cân nhắc.

 

4.        Xây dựng mối quan hệ trung thành và bền chặt với khách hàng.

Đây là một trong những điều khó nhằn của thương hiệu, nhưng nó có thể tạo ra được giá trị mạnh mẽ, to lớn cho việc kinh doanh. Để biến khách hàng thành khách hàng trung thành, cần tạo cho họ được cảm giác uy tín, an toàn. Lúc này, họ không chỉ mua hàng lặp lại, mà vô tình họ chính là đại sứ thương hiệu của bạn thông qua các phương thức truyền miệng, hay đơn giản chỉ là một bài đăng của họ trên mạng xã hội. Họ gián tiếp, bán hàng cho thương hiệu của bạn.

Trên đây là 4 bước cơ bản để tạo ra được tài sản cho thương hiệu (Brand Equity). Nếu bạn có cách làm cho 4 bước này, có thể chia sẻ ở phần bình luận ở dưới nhé.

No Comments

Post A Comment