Cách để có được nhiều idea trong việc tạo ra concept có thể bạn chưa biết.

Để tạo ra được một concept nhanh chóng và hiệu quả, thường thì mình sẽ có nhiều phương án khác nhau, và sẽ vận dùng cùng lúc nhiều phương án để cho các nhiều idea, xác xuất có 1 idea tốt sẽ nhiều hơn khi chỉ có 1 hoặc 2 ideas.

Vậy làm sao để nhanh chóng có nhiều nhiều idea nhỉ? Nếu không có phương pháp thì bạn sẽ dễ ngồi gặm bút với những điều mơ hồ trong đầu đấy. Bạn có thể tham khảo các bước của mình như sau nhé:

Bước 1: Nhanh chóng lấy các thông tin từ team MKT về khách hàng và Unit Selling Point.

Bước 2: Kênh phân phối quảng cáo? Nếu là Youtube thì là làm định dạng video, hay facebook thì có cả video và hình ảnh,…

Bước 3: Phác thảo idea dựa vào đối tượng khách hàng cũng như Unit Selling Point.

Bước 4: Tạo ra lối kể chuyện, hay sử dụng góc nhìn đa chiều.

Bước 5: Lọc ý tưởng.

Tuy nhiên, để nó hiệu quả ngay đến target audience, cũng như đúng định hướng MKT thì cùng mình đi sâu vào các điều ở dưới đây nhé.

 

Xác định mục tiêu cần làm quảng cáo.

Dù làm sáng tạo cỡ nào thì chúng ta cũng cần phải đi đến mục tiêu cuối cùng của chiến dịch, mục tiêu đó có thể là bán được hàng, hay là awareness,…

Thường thì một quảng cáo ấn tượng với một nhóm target audience cụ thể, sẽ nhắc đến ngay điểm mấu chốt, giải quyết được pain point của khách hàng, của người xem, và đó là điểm cạnh tranh của nhãn hàng so với đối thủ (Unit Selling Point – USP), nó không chỉ là lợi ích của sản phẩm mà còn là lợi ích vượt trội. Và căn bản, một người làm sáng tạo, cần phải khai thác sâu USP một cách tinh tế để đi đến mục đích cuối cùng của một chiến dịch quảng cáo, truyền thông.

Ví dụ: chiến dịch truyền thông của thương hiệu Head & Shoulders với tagline: “Trăm cách gọi tên, một cách sạch gàu”.

Trăm cách gọi tên bởi vì chính thương hiệu này nhận thấy tên thương hiệu của họ quả thật khó đọc. Nhớ hồi còn nhỏ thì mẹ của mình vẫn hay gọi “Hét đen cho nợ” :D. Và cả brand này họ cũng nhận ra là khách hàng của họ đang có rất nhiều cách gọi tên sản phẩm này khác nhau. Nhưng, khách hàng của họ vẫn nhớ đến công dụng chính của sản phẩm (USP) là trị gàu. Do đó, ngay chính ở câu tagline cho concept này đã có ngay điểm nổi bật của sản phẩm (USP) – công dụng vượt trội của sản phẩm

Tất nhiên, để thấu hiểu được paint point rồi đưa ra được USP thì đó là nhiệm vụ của các bạn làm MKT – truyền thông. Nhóm sáng tạo như tụi mình, có thể cùng tham gia vào quá trình brainstorm để cho công việc được thú vị, hiệu quả hơn. Nhiệm vụ chính của team creative là tạo ra concept thật độc đáo để tiếp cận trúng, đúng và nhanh đến target audience.

Làm sao để tạo nhanh được một concept ưng ý?

 

Mình thường có các cách để tìm ra được ý tưởng dựa vào USP như đã nói ở trên:

Cách 1: tạo concept từ những góc nhìn khác nhau.

Cách 2: Từ xu hướng.

Cách 3: Từ các thủ pháp kể chuyện.

Cách 4: Tái sử dụng các ý tưởng có sẵn và đã thành công.

Chi tiết:

Cách 1: tạo concept từ những góc nhìn khác nhau:

Thường thì để kể một câu chuyện, thì người kể sẽ có rất nhiều vai để hoá thân vào nhân vật. Ví dụ câu chuyện về Tấm Cám. Thường thì chúng ta đọc truyện sẽ nghiêng về tâm tư của cô Tấm do tác giả dẫn dắt. Nhưng Diễn viên Huỳnh Lập cũng từng khai thác câu chuyện dựa trên góc kể chuyện là vai Cám (những câu chuyện chưa kể). Anh ấy đã làm cho người xem có một góc nhìn khác lạ một cách thú vị.

Cách 2: từ xu hướng.

Ở thời điểm mà mạng xã hội phát triển một cách vượt trội. Nếu bạn để ý, cứ có một điều gì đó viral thì được cộng đồng mạng lan toả một cách chóng mặt. Và nếu bạn nhạy bén trong việc bắt trend thì cũng là một cách để bạn tạo được concept có khả năng lan toả một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, cũng cần bám sát được tiếng nói của thương hiệu, và đối tượng khách hàng có đang phù hợp hay không cho cách này.

Cách 3: từ cách thủ pháp kể chuyện khác nhau.

Có nhiều cách để bạn có thể tạo ra, hay kể một câu chuyện để dẫn dắt cảm xúc của người xem. Ví dụ: kể một câu chuyện hài, một cảnh báo, một cuộc thi, scandal, đe doạ, sự ham muốn, vấn đề xã hội,… và kể cả những những điều thật “vô tri”.

Có lần mình từng xem một quảng cáo cực kỳ “vô tri” của VPBank, thực sự thì nó làm mình phải dừng lại và bật cười chính vì sự “vô tri” đó. Nhưng khi nhìn lại lượt comment, like, share thì thật sự bất ngờ với: 5.4 triệu views, 21.9K lượt comments.

Tuy nhiên, trước khi bạn muốn làm một quảng cáo mang tính “vô tri” như vậy, thì cần phải xem lại mục tiêu như mục 1 mà ở trên mình có nói. Ở đây, mục tiêu của VPBank muốn user like page của họ, cũng như thu hút lượt tương tác khủng dựa vào sự vô tri của bé mèo (của quảng cáo), nó sẽ phù hợp. 

Tuy nhiên, khi làm theo cách này, cũng cần cẩn trọng về tính chiến lược cho quảng cáo. Tránh làm ảnh hưởng nhận thức của khách hàng về thương hiệu. Thay vì cần làm cho họ chú trọng tới sản phẩm, dịch vụ, thì lại đẩy họ đang hiểu kênh của bạn như một nơi cung cấp các nội dung mang tính giải trí. Làm giảm đi các yếu tố chuyển đổi, hoặc thậm chí là tác động trực tiếp đến doanh thu, hay USP của sản phẩm. 

Cách 4: tái sử dụng các ý tưởng có sẵn và đã thành công.

Cách này cũng không khó lắm, tuy nhiên cần bạn phải cập nhật liên tục các thông tin quảng cáo đang có. Hay đơn giản là phải xem quảng cáo nhiều vào :D. Ngồi phân tích, rồi adapt nó qua cho brand của mình. Cách này cũng tuỳ người nha, có người thích, có người không thích. Tuy nhiên nếu đã áp dụng làm thì cần chọn thời điểm thích hợp, và dựa vào sự thành công của ý tưởng trước một cách kịp thời.

Ví dụ: thay vì kể câu chuyện Tấm Cám ở trên, thì mình cũng kể theo góc nhìn khác cho câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, lúc này nhân vật kể chuyện là con cá: “Một buổi chiều sóng biển êm đẹp đang bơi tung tăng cùng em cá mái mới quen, thì bị ông lão giăng lưới bắt lên bờ, và sau đó là những lời đồn đáng sợ về tôi mà chưa một ai kể cho bạn biết,…”

Cuối cùng, dù làm gì thì làm. Cách để bạn nhanh chóng có nhiều idea cũng như lối sáng tạo concept một cách nhanh chóng và đa dạng, thì nhớ xem thật nhiều quảng cáo vào các bạn nhé. Xem cách mà những đội ngũ sáng tạo khác kể chuyện như thế nào, dẫn dắt người xem ra sao, hình ảnh, KOLs,… 

Chúc các bạn thành công.

No Comments

Post A Comment