
03 Jul Ý TƯỞNG HAY, CHƯA CHẮC LÀ Ý TƯỞNG CUỐI
Một ý tưởng hay từ ban đầu
Đó là một ý tưởng có thể được xuất hiện đầu tiên từ lúc brainstorm. Đa số những bạn làm sáng tạo thường cho rằng, ý tưởng ban đầu là một ý tưởng được hình ảnh từ quá trình sử dụng thời gian, từ sự khảo sát, tìm tòi và tạo thành một ý tưởng đầy tâm huyết. Và có thể nói rằng, đó chính là một ý tưởng hay.
Đôi lúc mình thường gặp các bạn designer, họ luôn thích ý tưởng đầu tiên của họ. Và cũng thường nghe các bạn than thở rằng: “Mình thích ý tưởng từ đầu nhất, còn những ý tưởng sau, càng chỉnh càng thấy ghê, làm xong còn không muốn nhận cái đó là của mình làm.”
Bản thân mình đôi lúc cũng sẽ rơi vào tình trạng như vậy. Căn bản để cho ra được ý tưởng đầu tiên đó thì cần phải sử dụng chất xám khá là nhiều. Và do đặt nhiều thời gian vào chăm chút để trong nó được hoàn thiện hơn. Do đó, mình thường bỏ qua luôn việc suy nghĩ cho các ý tưởng tiếp theo. Và xem đó là một ý tưởng hay để tiến tới việc sản xuất.
Điều đó cho thấy, mình đang thiếu phương pháp, nếu không có phương pháp thì bản thân các bạn làm sáng tạo thường bị rơi vào cái bẫy: “Ý tưởng hay là thường là những ý tưởng từ ban đầu”. Đúng, ý tưởng hay luôn là những ý tưởng từ ban đầu, nhưng nó chưa hẳn là ý tưởng cuối cùng.
Cần làm gì để phát triển ý tưởng.
Ở phần này mình sẽ đề cập đến 2 ý:
– Phát triển từ ý tưởng được xem là khởi sắc từ lần đầu tiên – ý tưởng hay.
– Tiếp tục nghĩ đến các ý tưởng khác.
Có rất nhiều yếu tố để đi đến một ý tưởng cuối cùng, mình thường chia sẻ với mọi người, chỉ cần giải quyết được 4 chữ Đ: Đúng, đủ, đẹp, độc đáo.
· Đúng: đã đúng thông tin mà khách hàng cung cấp hay chưa?
· Đủ: đã đủ thông điệp mà sản phẩm cần hướng đến?
· Đẹp: nó đã đẹp về hình ảnh chưa?
· Độc đáo: nó có gì khác biệt, nổi bật mà khiến người xem phải chú ý, lan toả?
Ngay từ ban đầu cho việc tạo ra một ý tưởng đầu tiên được xem là hay. Nếu như nó thoả mãn được 4 yếu tố trên, thì có thể xem xét để xuất bản. Còn trường hợp nó mới chỉ đáp ứng 1 trong 4 chữ thì nên xem xét và phát triển tiếp để tạo ra một quảng cáo ấn tượng hơn.
Song song với đó, bạn có thể nghĩ thêm các ý tưởng khác, với những góc nhìn khác nhau để làm phong phú sự lựa chọn của mình.
Ví dụ: Câu chuyện về một con kiến ăn một cục kẹo.
Với câu chuyện này thì bạn sẽ có rất nhiều góc nhìn để khác thác và tìm ra được ý tưởng:
· Góc nhìn 1: Ngôi kể chuyện là con kiến: “Tôi là một con kiến, hôm nay tôi đi trên đường và thấy một cục kẹo, nên tôi tha nó về tổ”.
· Góc nhìn 2: Ngôi kể chuyện là một cục kẹo: “Tôi là một cục kẹo, đang yên đang lành nằm hóng mát thì bị con kiến kia tha về tổ”
· Góc nhìn 3: Ngôi kể chuyện là người chứng kiến: “Tôi là một cậu bé, hôm nay tôi ở nhà không có gì chơi nên tôi lấy cục kẹo của mình, đặt ở trên đường để thu hút mấy con kiến lại chơi cùng tôi”
Ngoài ra, khi bạn có thể vận dụng teamwork tốt, thì bạn có thể cùng brainstorm với đồng đội, để cùng đưa ra các ý tưởng khác nha. 5 cái đầu cùng suy nghĩ, sẽ có được nhiều idea hơn 1 cái đầu đấy, và quan trọng hơn mỗi cái đầu sẽ luôn có những cách nghĩ khác nhau.
Qua ví dụ thì bạn có thể thấy, một câu chuyện có nhiều cách kể (sáng tạo) khác nhau. Do đó, bạn có thể khai thác và phát triển ra rất nhiều idea. Và điều quan trọng hơn, khi có nhiều idea thì chúng ta sẽ có nhiều sự lựa chọn tốt hơn, cũng như là xác suất để tạo ra một quảng cáo đặc sắc sẽ cao hơn.
No Comments