học gì để trở thành một Graphic Designer

#Tập_3: Cần học gì để trở thành một Graphic Designer?

Đa số các bạn mới vào ngành sẽ rất lúng túng, và chưa biết cụ thể mình sẽ học những cái gì để nhanh chóng trở thành một Graphic Designer thực thụ. Đối với mình thì đó là một chặng đường khá dài, không chỉ học về công cụ mà còn học về các kỹ năng tư duy trong thiết kế, và khả năng ứng dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả nữa đấy.

Trong bài này thì mình cũng liệt kê một vài cái mang tính chất tổng quát như sau:

1. Nghiên cứu xu hướng, định hình phong cách và phát triển đa dạng.

Cái đầu tiên cần tìm hiểu là về kiến thức, có thể là lịch sử về ngành, về xu hướng, về phong cách thiết kế. Khi học bộ môn này, các bạn sẽ biết được có bao nhiêu style thiết kế, để sau này, bản thân các bạn sẽ có đa dạng cách đi bài thiết kế hơn mà không bị một màu.

Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo thêm nhiều thương hiệu, lĩnh vực mà bạn muốn theo dõi, hoặc hướng đến. Khi xem nhiều thì thẩm mỹ của mình cũng lên theo thời gian. Nhìn quen mắt thì sẽ biết bố cục như thế nào là phù hợp, màu sắc trend là gì,…

Các bạn có thể follow những designer nổi tiếng trong nước và thế giới để bắt kịp các xu hướng thiết kế của họ. Và nếu tốt hơn nữa thì có thể follow luôn cả agency về sáng tạo.

2. Kiến thức về mỹ thuật.

Tiếo theo là kiến thức về màu sắc, bố cục, typography, grid,… đây là những kiến thức cơ bản, nhưng rất hữu ích. Khi luyện tập kiến thức này một cách thuần thục và hợp lý thì bạn có thể dễ dàng trở thành một Graphic Designer rồi đấy.

Những kỹ năng này các bạn cần phải được bồi bổ từ ghế nhà trường, hoặc có thể đọc thêm trên mạng rất nhiều đấy.

3. Kỹ năng sử dụng các công cụ.

Sau đó, các bạn cần học thêm về công cụ để tạo ra các thiết kế. Ví dụ: photoshop, illustrator, indesign,… Đây chính là vũ khí chính giúp các bạn kiếm cơm hằng ngày. Ngoài ra, có thêm kỹ năng vẽ tay, nếu bạn có khả năng vẽ tay là một lợi thế vô cùng lớn khi làm trong ngành này. Vì bạn có thể dùng nó để sketch nhanh các ý tưởng của mình cho khách hiểu mà chưa cần đụng vào các công cụ phức tạp ở trên.

Khi học xong 3 kỹ năng trên, các bạn đã hoàn toàn có thể sử dụng để đi làm ở mức cơ bản rồi đấy. Lúc này mới ra trường, các bạn sẽ ở vị trí Intern – tức là thực tập sinh. Như ý ban đầu mình có nói, nó bao gồm những ngày tháng luyện tập để vận dụng kiến thức.  Một năm đầu tiên ở vị trí thực tập, cũng là một năm mà bạn sử dụng nó để luyện tập thành thạo các công cụ cho đến tư duy về bố cục, màu sắc.

Khi làm tốt nhiệm vụ và rèn luyện khoảng 1 năm thì các bạn có thể ở vị trí Junior Graphic Designer, nhưng có một vài công ty không có nhiều level, thì họ thường gọi luôn là Graphic Designer. Làm được khoảng 2 năm, thì có thể bạn sẽ trở thành một Specialist Graphic Designer –  Tức là một chuyên gia. Tuy nhiên, title này các bạn sẽ ít gặp lắm, đa số làm ở các doanh nghiệp nước ngoài, sẽ có title này.

Trên đây chỉ là những thứ cần thu nạp kiến thức khi đang còn ngồi trên ghế của nhà trường mà các bạn sinh viên cần phải nắm. Và muốn nhanh chóng tạo ra những sản phẩm có giá trị, hay là tham gia vào những dự án hàng tỷ đồng. Thì bạn sẽ cần học rất nhiều các kỹ năng khác để trở thành một Senior Graphic Designer.

Các bạn đón đọc:

À nếu các bạn có những câu hỏi nào, thì có thể để lại bình luận ở phía dưới, mình sẽ giải đáp thêm nhé.

No Comments

Post A Comment